Tin giáo dụcTin tương quan : >> Cơ hội xét tuyển nguyện vọng 2 mong manh

>> Điểm chuẩn nguyện vọng 2

>> Học bổng lôi cuốn nguyện vọng 2

Năm 2012 có gần 1,8 triệu thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học. Tuy nhiên sẽ chỉ hơn 600.000 thí sinh có cơ hội bước chân vào giảng đường. Như vậy, không ít trường hợp sẽ thất vọng khi đối mặt với tình huống không mong đợi đó là thi hỏng và các em phải chịu một áp lực lớn, dẫn đến những biểu hiện tiêu cực không có lợi cho bản thân, gia đình và xã hội.

Tư vấn tâm lý cho thí sinh rớt đại học, Rớt nguyện vọng 1, nguyện vọng 2, học cao đẳng, trường trung cấp, liên thông đại học, sai gon giai phong

Các bậc phụ huynh cần nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng: tạo áp lực cho con trong thời khắc này là điều cần tránh, có khi còn gây ra hậu quả đáng tiếc. Lứa tuổi 18, 19 là lứa tuổi đầu thanh niên, tâm sinh lý đang thay đổi nhanh chóng, những sang chấn tâm lý cũng dễ xuất hiện, cảm xúc, tình cảm vẫn lấn át lý trí, chưa đủ “bản lĩnh” để có thể vượt qua được những thất bại lớn, đặc biệt là thi trượt đại học.

Các bậc phụ huynh hãy rộng lòng tha thứ cho các em, không nên đổ lỗi tất cả cho các em mà một phần trong đó là nguyên nhân từ phía cha mẹ, chắc chắn rằng họ còn thiếu quan tâm đến con cái trong quá trình học tập… Nếu con thi hỏng, người đau khổ, buồn chán nhất chính là con. Vì thế, các bậc phụ huynh ở trong trường hợp này hãy đặt vào vị trí của con để đồng cảm với nỗi lòng mà chúng đang nếm trải và đưa ra những lời động viên, chia sẻ, bằng tình cảm chân thành mà ấm áp tình yêu thương.

Có thể cho các em lựa chọn đi đến một nơi nào đó mà các em cảm thấy thích nhất, thường xuyên quan tâm chia sẻ những khó khăn tâm lý sắp gặp phải, tránh nói lại việc thi cử để giải tỏa tâm lý và cũng đừng bao giờ đặt ra điều kiện gì với các em… Hãy giúp con hiểu rằng vào đại học không phải là con đường vào đời duy nhất. Các em có thể đi đường vòng bằng cách đăng ký học một trường cao đẳng hay trung cấp phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân, vừa đáp ứng được nhu cầu xã hội đang cần những người thợ giỏi.

Vào đại học là cuộc đua cam go và không có chỗ cho thí sinh trung bình. Vì thế, không nhất thiết phải chen chân vào con đường hẹp trong khi ấy vẫn còn những con đường vòng tuy có dài hơn nhưng luôn rộng mở. Cuộc đời được xem là những nấc thang, nếu biết khả năng của con mình có hạn thì cha mẹ hãy định hướng và đồng hành với con trên những con đường vòng như vậy.

LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN
(Giảng viên Tâm lý học – Trường ĐH Nguyễn Huệ)

Tin đang được chăm sóc : Kênh Tuyển Sinh ( Theo : SGGP )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *