Kế hoạch
Đào tạo và Thực hành Tâm lý học trường học của
Hiệp hội quốc gia các nhà tâm lý học trường học Hoa Kỳ (NASP)

Ngô Minh Uy
lược dịch và giới thiệu

Tâm lý học trường học ( School Psychology ) là một ngành học hoàn toàn có thể nói là mới nhất lúc bấy giờ trong nghành tâm lý học ứng dụng được chính thức đưa vào chương trình giảng dạy bậc cử nhân tại Nước Ta, do Khoa Tâm lý – Giáo dục học trường Đại học sư phạm TP.HN quản trị, và được điều phối bởi Tổ tâm lý học ứng dụng thuộc khoa này. Với vai trò là người hướng dẫn sinh viên trong bước đầu tiếp cận với một ngành học mới, tôi nhận thấy việc lựa chọn một quy mô đào tạo và giảng dạy và thực hành thực tế chuyên nghiệp, rõ ràng, và dễ tiếp cận là điều rất là thiết yếu. Xin được ra mắt với quý đồng nghiệp và những bạn sinh viên sơ lược về quy mô Kế hoạch đào tạo và giảng dạy và thực hành thực tế tâm lý học trường học của Thương Hội vương quốc những nhà tâm lý học trường học Hoa Kỳ – NASP ( National Association School Psychologists ) dưới đây. Tất nhiên, kế hoạch huấn luyện và đào tạo và thực hành thực tế Tâm lý học trường học ( lần thứ 3 ) này được thiết kế xây dựng dựa trên toàn cảnh của những yếu tố và những thử thách của xã hội Hoa Kỳ nên hoàn toàn có thể có những điểm không / chưa thể vận dụng trọn vẹn suôn sẻ tại Nước Ta, tuy nhiên không vì vậy mà quy mô này không có giá trị và năng lực vận dụng, trước hết là cho việc giảng dạy và sau nữa là cho những hoạt động giải trí thực hành thực tế thực tiễn, của những nhân viên tâm lý học trường học Nước Ta. Để hiểu rõ ràng và chi tiết cụ thể hơn về “ Kế hoạch giảng dạy và thực hành thực tế Tâm lý học trường học của NASP ”, xin vui mừng tải xuống và đọc bản gốc tiếng Anh từ địa chỉ website chính thức của NASP sau đây : http://www.nasponline.org/resources/blueprint/FinalBlueprintInteriors.pdf .


I. Đặt vấn đề và Nền tảng để xây dựng mô hình Tâm lý học trường học
1. Đâu là những kết quả then chốt mà ngành Tâm lý học trường học mong đợi?
2. Hệ thống phân phối dịch vụ nào hiệu quả nhất để có thể đạt được những kết quả đó?
3. Nền tảng xây dựng kế hoạch đào tạo và thực hành Tâm lý học trường học:
 Những nguyên tắc khoa học tâm lý và giáo dục;
 Ứng dụng khoa học và bằng những phương pháp khoa học.

II. Các kết quả then chốt (và chức năng của nhà tâm lý học trường học)
1. Cải tiến/ hoàn thiện các năng lực cho tất cả các học sinh
Với kết quả mong đợi này, nhà tâm lý học trường học sẽ có các chức năng sau:
– Một nhà cố vấn/ tư vấn cho việc giảng dạy và học tập trong trường học
– Một nhà thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học

2. Xây dựng năng lực hoạt động của hệ thống trường học
Với kết quả mong đợi này, nhà tâm lý học trường học sẽ có chức năng sau:
– Một nhà cố vấn/ tư vấn để cải thiện năng lực hoạt động cho hệ thống trường học (bao gồm tất cả các tiểu hệ thống có liên quan trong một trường học)

III. Hệ thống phân phối dịch vụ (để có thể đạt được các mục tiêu then chốt)
1. Cấp độ 1. Dịch vụ phổ biến. Tác động đến tất cả, hoặc là một số lượng lớn học sinh trong trường học. Các dịch vụ ở cấp độ này mang tính chất phòng ngừa và làm lành mạnh hóa môi trường trường học để giảm thiểu những vấn đề khó khăn của học sinh có thể gặp phải. Nhà tâm lý học trường học một khi làm tốt các hoạt động có tính chất phòng ngừa ở cấp độ này thì có thể giúp giảm bớt đi những thách thức và khó khăn khi phải thực hiện những hoạt động hỗ trợ ở các cấp độ cao hơn.

2. Cấp độ 2. Nhóm mục tiêu. Nhóm học sinh này có thể nằm trong khoảng từ 10-20%, là những học sinh mà các dịch vụ phổ biến có tính phòng ngừa đã không gây được ảnh hưởng một cách tích cực. Những học sinh này có thể có những khó khăn trong học tập như thành quả thấp, thiếu khả năng tập trung chú ý, thiếu động cơ học tập; hoặc có những vấn đề liên quan đến thái độ cư xử và hành vi không thích hợp.

3. Cấp độ 3. Chuyên sâu. Dịch vụ ở cấp độ này tập trung vào những học sinh có nhu cầu và cần thiết phải có những can thiệp chuyên sâu. Nhóm này có thể chiếm từ 1-7%, là những học sinh có các vấn đề khó khăn nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần hoặc có những hành vi quá mức như bắt nạt, tấn công, phá hoại người hoặc tài sản của nhà trường. Việc có những mối quan hệ và thông tin về các tổ chức cung cấp dịch vụ can thiệp và trị liệu tâm lý chuyên sâu ngoài trường học là rất cần thiết để có thể hỗ trợ tốt nhất cho học sinh.

IV. Hệ thống các thành phần năng lực của một nhà tâm lý học trường học
1. Nhóm các năng lực nền tảng
– Năng lực hợp tác và quan hệ với người khác
• Khả năng và kỹ năng giao tiếp hiệu quả
• Khả năng làm việc cùng với người khác
• Khả năng khuyến khích, điều phối để người khác có thể cùng làm việc với nhau
• Khả năng thiết lập và duy trì một môi trường hợp tác hài hòa và tôn trọng nhau

– Năng lực nhận thức về tính đa dạng và nhạy cảm về hệ thống phân phối dịch vụ
• Khả năng làm việc với những người có các khác biệt về văn hóa, tôn giáo…
• Khả năng thích ứng và linh hoạt về việc cung cấp các dịch vụ cho những đối tượng khác nhau
• Khả năng nhận thức được những vấn đề và đặc điểm đặc trưng của chính mình đồng thời sự khác biệt giữa mình với người khác

– Năng lực ứng dụng kỹ thuật-công nghệ
• Khả năng hiểu biết và sử dụng các ứng dụng của công nghệ – kỹ thuật hiện đại
• Khả năng hiểu và ứng dụng kỹ thuật – công nghệ hiện đại vào trong các công việc/ hoạt động cụ thể như: trắc nghiệm trên máy tính, lưu giữ thông tin…
• Khả năng thiết kế, hướng dẫn và trợ giúp học sinh (và người khác có liên quan) cách thức sử dụng các dịch vụ có liên quan đến ứng dụng công nghệ- kỹ thuật hiện đại
• Chú ý đến khía cạnh đạo đức nghề nghiệp, nhất là tính bảo mật và sự công bằng

– Năng lực chịu trách nhiệm đối với nghề nghiệp, pháp luật, đạo đức, và xã hội
• Các khả năng liên quan đến việc nhận thức, ra quyết định, và xử lý các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của nhà tâm lý học trường học đối với nghề nghiệp (như việc nâng cao, cập nhật kiến thức mới), pháp luật (những điều luật có liên quan đến học sinh), đạo đức (những quy chuẩn đạo đức, văn hóa địa phương), và xã hội (cung cấp cho xã hội những con người khỏe mạnh và có năng lực)
• Chú ý đến vấn đề những người hành nghề thiếu năng lực và có nguy cơ vi phạm đạo đức nghề nghiệp

2. Nhóm các năng lực chức năng
– Năng lực ra quyết định và giải trình dựa trên các dữ liệu khoa học
• Khả năng thu thập, tổ chức, phân tích và sử dụng các thông tin một cách có cơ sở khoa học
• Khả năng giải quyết vấn đề (khi có yêu cầu liên quan đến nội dung các thông tin)
• Khả năng sử dụng các phương pháp khoa học để quan sát, phỏng vấn, khảo sát nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến học sinh và các đối tượng có liên quan
• Khả năng trong việc nhận định, đánh giá các thông tin liên quan đến học sinh và các đối tượng khác có liên quan một cách khoa học và đáng tin cậy

– Năng lực phân phối dịch vụ dựa trên hệ thống
• Khả năng tổ chức và xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các lực lượng gia đình, nhà trường, và cộng đồng.
• Khả năng thiết kế, huấn luyện và hỗ trợ những phương pháp giải quyết/ can thiệp cho phụ huynh, giáo viên và những người khác trong cộng đồng. (Huấn luyện họ thành những nhà tham vấn tâm lý bán chuyên nghiệp chẳng hạn)
• Khả năng tìm kiếm và sử dụng được những nguồn lực bên ngoài trường học để hỗ trợ cho học sinh, chẳng hạn các tổ chức trong cộng đồng, các cơ sở kinh doanh.
• Khả năng giúp đỡ nhà trường tạo dựng được mối quan hệ có tính hệ thống với các hệ thống khác một cách lâu dài và hiệu quả

– Năng lực tăng cường phát triển các kỹ năng về nhận thức và học tập
• Năng lực và kỹ năng cố vấn/ tư vấn và hướng dẫn học sinh cũng như giáo viên về các vấn đề liên quan đến việc phát triển các kỹ năng nhận thức và học tập
• Khả năng ứng dụng các lý thuyết về học tập và việc ứng dụng chúng trong quá trình giảng dạy
• Khả năng hỗ trợ giáo viên và phụ huynh nâng cao năng lực đánh giá học sinh và giáo viên

– Năng lực tăng cường phát triển sức khỏe toàn diện, các kỹ năng xã hội, và các năng lực cuộc sống
• Khả năng thiết kế các chương trình phòng ngừa hoặc can thiệp sớm trong một vấn đề cụ thể nào đó liên quan đến sức khỏe tâm thần
• Khả năng làm việc với các vấn đề cụ thể liên quan đến sức khỏe tâm thần hay hành vi như chương trình như với các nạn nhân của thảm họa, tự tử, người thân mất

Hà Nội 12/ 2009
Ngô Minh Uy
_________________________________________________

Nguyên bản:
National Association of School Psychologists [NASP]. (2006). School psychology: A blueprint for training and practice III. Bethesda, MD

Đề nghị cho người muốn trích dẫn phần lược dịch tiếng Việt:
Ngô, M. U. (2009). Kế hoạch đào tạo và thực hành tâm lý học trường học của Hiệp hội quốc gia các nhà tâm lý học trường học Hoa Kỳ [NASP]. Đại học sư phạm Hà Nội

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.